Image Name

PiSafe

Danh Mục

Tin Nổi Bật

Bài Viết

PiSafe tai dx summit 2024

PiSafe tại DX Summit 2024: Phó Thủ Tướng Chính Phủ và Bộ Trưởng Bộ Thông Tin Truyền Thông Thăm Quan Gian Hàng

Phó Thủ Tướng Chính Phủ và Bộ Trưởng Bộ Thông Tin Truyền Thông Thăm Gian Hàng Của PiSafe tại DX Summit 2024. Chiều ngày 28/5/2024, tại sự kiện DX Summit 2024, PiSafe đã vinh dự được đón tiếp Phó Thủ Tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và Bộ Trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đến thăm gian hàng của Pitagon. Sự kiện này không chỉ là cơ hội để giới thiệu về hệ sinh thái chuyển đổi số của Pitagon mà còn là dịp để giới thiệu về Nền tảng Cảnh báo An ninh, An toàn PiSafe.

Mô hình tổ liên gia an toàn PCCC là gì? Ra mắt Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy

Để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy cho mọi người, mọi nhà trong các khu dân cư, hộ gia đình, nhà ở kết hợp kinh doanh, các cơ quan PCCC đã thành lập và tổ chức mô hình “Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy, điểm chữa cháy công cộng”. Vậy tổ liên gia an toàn PCCC là gì? Tổ liên gia gồm bao nhiêu nhà? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Tổ liên gia an toàn PCCC là gì?

Tổ liên gia an toàn PCCC (phòng cháy chữa cháy) là mô hình thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ về công tác phòng cháy chữa cháy. Thành lập bởi 5-15 hộ dân sống liền kề nhau (bao gồm cả hộ sinh sống và hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh). 

Mỗi hộ gia đình cần trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy xách tay và lắp đặt 1 chuông báo cháy tại tầng 1, lắp đặt 2 nút ấn báo cháy (1 nút ấn trong nhà, 1 nút ấn ngoài nhà). Nút ấn báo cháy và chuông báo cháy của các hộ gia đình trong tổ liên gia được liên kết với nhau, đồng thời hệ thống được kết nối thông báo vào số điện thoại di động khi xảy ra sự cố cháy nổ. Khi có người nhấn chuông báo cháy tất cả các hộ trong tổ liên gia đều có thể nghe thấy và ứng cứu kịp thời.

Anh_1-1660909679592

Tổ liên gia an toàn PCCC tại các tổ
Tổ liên gia an toàn PCCC tại các khu dân cư

Mô hình Tổ liên gia an toàn PCCC hiện đã được triển khai tại các khu dân cư và tổ dân phố nhằm phát huy tính chủ động, tương trợ nhau giữa các gia đình trong một khu dân cư, lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể thực hiện công tác PCCC.

Tại các ngõ, hẻm sâu tập trung nhiều nhà (nhà ở hộ gia đình hoặc nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh) có chiều sâu từ 50m trở lên, xe chữa cháy không tiếp cận được đã bố trí các phương tiện chữa cháy tại chỗ: bình chữa cháy xách tay, dụng cụ phá dỡ (búa, kìm cộng lực,…), niêm yết nội quy, và hướng dẫn người dân cách sử dụng và bảo quản thuận lợi cho việc sử dụng các phương tiện để chữa cháy, CNCH.

2. Hiệu quả của mô hình Tổ liên gia an toàn PCCC

Sau khi được thí điểm thành lập ở các tỉnh và thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mô hình Tổ Liên gia PCCC đã đem lại được nhiều kết quả rất tốt. Trước đây các địa bàn đông dân với khá nhiều hộ kinh doanh, buôn bán tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ khó để có thể đảm bảo an toàn PCCC thì nay đã phần nào được giải quyết.

Ông Văn Quang Lẩu người dân khu Hòa Bình 1, thị trấn Đồng Mỏ cho biết : “Mô hình này tôi thấy hiệu quả rất tốt, thiết thực, không những chỉ đảm bảo công tác PCCC mà 5 gia đình còn thống nhất với nhau rằng, nhà nào có chuông, nếu có trộm cướp hay nhiều vấn đề khác thì đều có thể xử lý được, chẳng hạn như đêm hôm có chuông 5 hộ đều biết, cùng giúp nhau, cứu người, cứu tài sản”.

images2478698_a_1_phong_chay

Tổ liên gia an toàn PCCC tại các địa phương
Tổ liên gia an toàn PCCC tại các địa phương

Việc thành lập “Tổ liên gia an toàn PCCC” đã có tác động tích cực đến ý thức cộng đồng. Thiếu tá Phan Hồng Quân, Trưởng Công an thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng: Nếu như trước đây đa số người dân cho rằng công tác PCCC là của cán bộ, ít kinh nghiệm và kiến ​​thức về PCCC thì ngày nay người dân đã tự tin và tích cực hơn trong công tác PCCC của chính mình.

3. Hướng dẫn xây dựng mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC”

Điều kiện đối với mô hình bao gồm:

Thứ nhất, Có quy chế hoạt động của tổ liên gia (phân công nhiệm vụ cụ thể cho tổ trưởng, tổ viên, chủ hộ gia đình và các thành viên thuộc các hộ gia đình…)

Thứ hai, Có phương tiện PCCC và CNCH:

Mỗi hộ gia đình trang bị ít nhất 01 bình chữa cháy xách tay (loại bình bột ABC hoặc bình khí CO2) và tối thiểu 01 dụng cụ phá dỡ (xà beng, kìm cộng lực, búa, rìu,..). Các phương tiện để ở nơi quy định (dễ thấy, dễ lấy).

Mỗi hộ gia đình lắp đặt 01 chuông báo cháy tại tầng 1 (độ cao từ 2,5m – 3m); lắp đặt 02 nút ấn báo cháy (01 nút ấn trong nhà, 01 nút ấn ngoài nhà) ở các vị trí phù hợp tại mỗi hộ gia đình. Nút ấn và chuông báo cháy của các hộ gia đình trong tổ liên gia được liên kết với nhau.

Các thành viên hộ gia đình cài đặt và sử dụng thành thạo App báo cháy 114, trong đó lưu ý cập nhật danh sách thành viên trong Tổ liên gia để sử dụng tính năng “Tôi an toàn”, thông báo an toàn khi xảy ra cháy, nổ, sự cố, tai nạn

Tổ liên gia an toàn PCCC tại các địa phương
Tổ liên gia an toàn PCCC tại các địa phương

Thứ ba, Thực hiện các điều kiện an toàn về PCCC và CNCH:

Mỗi hộ gia đình thực hiện tốt các điều kiện an toàn PCCC (bố trí mặt bằng, hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng đảm bảo an toàn PCCC; sắp xếp vật dụng, thiết bị, chất cháy gọn gàng, không cản trở lối và đường thoát nạn, không để gần nguồn lửa, nguồn nhiệt, ổ cắm điện, aptomat, cầu dao, thiết bị tiêu thụ điện có sinh nhiệt).

Mỗi hộ gia đình chuẩn bị sẵn sàng các phương án thoát nạn phòng khi có sự cố cháy xảy ra (qua cửa chính, qua cửa phụ, qua ban công, qua nhà hàng xóm liền kề, lối lên mái, sử dụng thang dây,…) và phổ biến đến tất cả các thành viên trong gia đình.

Thành viên trong các hộ gia đình chủ động học tập, nghiên cứu kiến thức, kỹ năng PCCC và CNCH; thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định, quy chế hoạt động của tổ liên gia, biết cách sử dụng phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, biết cách thoát nạn khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.

Mô hình được tổ chức hoạt động như sau: Chủ hộ gia đình chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các điều kiện an toàn PCCC và thoát nạn đối với hộ gia đình mình. Tổ trưởng tổ liên gia định kỳ (6 tháng/lần) kiểm tra việc thực hiện các điều kiện PCCC tại các hộ gia đình trong tổ liên gia. Định kỳ (6 tháng hoặc 1 năm/lần) tổ chức họp tổ liên gia để phổ biến kiến thức PCCC, CNCH và nắm tình hình thực hiện công tác PCCC của các hộ gia đình. Tổ chức họp đột xuất rút kinh nghiệm khi có sự cố cháy, nổ xảy ra tại tổ liên gia.

Các bước khi xảy ra cháy, nổ, sự cố, tai nạn:

Người phát hiện cháy, nổ, sự cố, tai nạn ấn chuông báo cháy cho các hộ gia đình biết; báo cháy cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH (qua số máy 114 hoặc App báo cháy ), UBND hoặc Công an cấp xã.

Mô hình tổ liên gia an toàn PCCC
Tổ liên gia an toàn PCCC – gọi 114 khi có cháy

Thành viên các hộ gia đình trong tổ liên gia sử dụng phương tiện chữa cháy, dụng cụ phá dỡ của gia đình mình tham gia chữa cháy, cứu người bị nạn.

Tổ trưởng tổ liên gia chỉ huy chữa cháy, cứu người bị nạn, thông báo cho lực lượng dân phòng, Công an cấp xã, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH; báo tình hình vụ việc và bàn giao lại quyền chủ huy khi lực lượng dân phòng, Công an cấp xã hoặc Cảnh sát PCCC và CNCH có mặt.

4. Mua chuông báo cháy và nút nhấn báo cháy ở đâu?

Để thành lập tổ liên gia an toàn PCCC mỗi gia đình cần chuẩn bị ít nhất mỗi nhà 01 chuông báo cháy và 02 nút ấn báo cháy.

NÚT NHẤN BÁO CHÁY KHẨN CẤP
Nút nhấn báo cháy khẩn cấp và bộ loa đèn báo cháy

Chuông báo cháy và nút nhấn báo cháy có rất nhiều nơi bán với các mức giá khác nhau trên thị trường, giao động từ 300k đến 1000k. Tuy nhiên có rất nhiều thiết bị giả hoặc kém chất lượng, do đó người dân cần cẩn thận để chọn được cho mình thiết bị phù hợp nhất.

PiSafe nơi bạn có thể mua thiết bị báo cháy không dây an toàn, chính hãng đảm báo an toàn có đầy đủ giấy tờ theo quy định của cảnh sát PCCC. Đã được kiểm định đầy đủ, bao gồm chứng nhận hợp quy, chứng nhận ISO 9001.

Xem thêm nhiều bài viết về PiSafe Tại đây

Công ty Cổ phần PiSafe

Địa chỉ:  Tòa nhà CTM Complex, 139 đường Cầu Giấy, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam.

Hotline: (+84) 889.969.393 

Email: [email protected]

 

Yến Ngô Thị Hải