Image Name

PiSafe

Danh Mục

Tin Nổi Bật

Bài Viết

PiSafe tai dx summit 2024

PiSafe tại DX Summit 2024: Phó Thủ Tướng Chính Phủ và Bộ Trưởng Bộ Thông Tin Truyền Thông Thăm Quan Gian Hàng

Phó Thủ Tướng Chính Phủ và Bộ Trưởng Bộ Thông Tin Truyền Thông Thăm Gian Hàng Của PiSafe tại DX Summit 2024. Chiều ngày 28/5/2024, tại sự kiện DX Summit 2024, PiSafe đã vinh dự được đón tiếp Phó Thủ Tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và Bộ Trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đến thăm gian hàng của Pitagon. Sự kiện này không chỉ là cơ hội để giới thiệu về hệ sinh thái chuyển đổi số của Pitagon mà còn là dịp để giới thiệu về Nền tảng Cảnh báo An ninh, An toàn PiSafe.

Kiến thức phòng cháy: Hướng dẫn cách xử lý bình chữa cháy cũ an toàn

Bình cứu hỏa là một trong những vật dụng quan trọng để phòng cháy chữa cháy. Sau một thời gian sử dụng các bình cứu hỏa có thể sẽ trở nên hỏng hóc và không đảm bảo an toàn tới người dùng, tuy nhiên ít ai chú ý tới điều này. Do đó, bạn đọc nên nắm giữ kỹ những kiến thức về bình chữa cháy cũ và cách xử lý chúng được chia sẻ dưới đây để giảm thiểu rủi ro nhé.

Các loại bình chữa cháy? 

Các loại bình chữa cháy 
Các loại bình chữa cháy

Do có nhiều loại đám cháy nên bình chữa cháy cũng được phân ra thành nhiều loại khác nhau. Dưới đây sẽ là một số loại bình cứu hỏa phổ biến, cùng xem qua nhé:

  • Bình chữa cháy dạng bột: Đây là một loại bình đang được sử dụng khá phổ biến, theo đó bình cứu hỏa dạng này sẽ dùng bột để dập tắt đám cháy hoặc làm lửa nhỏ lại. Có nhiều loại bình cứu hỏa với các ký hiệu khác nhau như AB, BC, ABC… trong đó A là bình chữa cháy chất rắn, B là bình chữa cháy chất lỏng, C là bình chữa cháy chất khí và D hoặc E là bình chữa cháy điện.
  • Bình chữa cháy dạng khí (Hệ MT): là loại bình chữa cháy sử dụng khí CO2 và nén lỏng khí trong bình ở áp suất cao. Cơ chế hoạt động của bình cứu hỏa CO2 đó là khí khi được nén lỏng ở nhiệt độ thấp sẽ làm loãng nồng độ Oxy đang trong vùng cháy, từ đó khiến đám cháy không có đủ Oxy để tiếp tục cháy. Bên cạnh đó, do khí CO2 đang ở nhiệt độ cực thấp khoảng -70 độ C nên khi phun ra sẽ hấp thụ luôn nhiệt ở xung quanh giúp giảm nhiệt khu vực cháy.
  • Bình chữa cháy dạng bọt (Foam): Bình chữa cháy dạng bọt là dạng bình bên trong có chứa bọt, khi phun ra sẽ giúp cách ly đám cháy. Nguyên lý hoạt động của dạng bình này đó là sẽ tạo ra một lớp màng phủ lên trên chất cháy để ngăn chặn sự tiếp xúc giữa Oxy với vật cháy. Một lưu ý khi sử dụng loại bình này đó là bạn không được sử dụng cho các loại đám cháy có dầu ăn.

Lưu trữ và bảo quản bình chữa cháy cũ và mới

Lưu trữ và bảo quản bình chữa cháy cũ và mới
Lưu trữ và bảo quản bình chữa cháy cũ và mới

Để sử dụng bình cứu hỏa một cách hiệu quả nhất thì bạn đọc cũng nên nắm rõ những cách bảo quản và lưu trữ bình cứu hỏa sau đây nhé:

  • Vị trí lưu trữ: Bình cứu hỏa nên được lưu trữ ở những vị trí dễ dàng tiếp cận và thường xuyên được kiểm tra. Đảm bảo chúng không bị che khuất bởi các vật dụng khác và không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết như nhiệt độ cao, lạnh hoặc ẩm ướt.
  • Kiểm tra định kỳ: Bình cứu hỏa nên được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chúng đang hoạt động tốt. Các quy trình kiểm tra bao gồm kiểm tra áp suất, kiểm tra độ dài dây, kiểm tra van và đầu phun
  • Bảo quản nơi khô ráo: Bình cứu hỏa nên được lưu trữ trong nơi khô ráo, thoáng mát và không có bụi bẩn. Nếu bình cứu hỏa được lưu trữ trong khoảng thời gian dài, nên thực hiện kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chúng không bị ảnh hưởng bởi sự ăn mòn hoặc rỉ sét.
  • Thực hiện bảo trì định kỳ: Bình cứu hỏa cần được bảo trì định kỳ để đảm bảo chúng hoạt động tốt và an toàn. Các bước bảo trì bao gồm kiểm tra độ dài dây, kiểm tra van, kiểm tra đầu phun và thay thế bất kỳ linh kiện nào bị hỏng.
  • Đưa vào sử dụng đúng cách: Khi sử dụng bình cứu hỏa, cần đảm bảo tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn và quy trình an toàn. Đảm bảo rằng người sử dụng được đào tạo và hiểu rõ cách sử dụng bình cứu hỏa.

Cách xử lý bình chữa cháy cũ

Cách xử lý bình chữa cháy cũ
Cách xử lý bình chữa cháy cũ

Vỏ bình cứu hỏa có hạn sử dụng rất lâu thường là 5 năm, do đó nhiều người hay sử dụng lại để tiết kiệm phần nào chi phí. Tuy nhiên, nếu sau một thời gian dài sử dụng mà bạn cảm thấy bình cứu hỏa không thể dùng được nữa thì hãy xử lý ngay theo các cách sau nhé. 

Dưới đây là một số cách xử lý bình chữa cháy cũ:

  • Kiểm tra trạng thái của bình: Trước khi xử lý bình cứu hỏa cũ, chúng ta cần kiểm tra xem bình cứu hỏa có bị hỏng hóc hay không. Nếu bình cứu hỏa bị rò rỉ hoặc hỏng hóc, nó không thể sử dụng được nữa và cần phải bị loại bỏ ngay lập tức.
  • Loại bỏ chất còn lại: Đối với cách này thì chúng mình không khuyến khích bạn đọc tự làm vì có thể gây ra nhiều rủi ro, mà bạn có thể đem ra các cơ sở sửa chữa chuyên nghiệp hoặc liên hệ trung tâm để nghe tư vấn nhé. Vì trong bình cứu hỏa thường có nhiều chất gây hại như khí CO2, chất này có thể sẽ dẫn đến ung thư nếu chúng ta tiếp xúc phải.
  • Hủy bỏ bình cứu hỏa: Sau khi kiểm tra xong các chất còn sót lại, chúng ta cần phải đưa bình cứu hỏa cũ đến các trạm thu gom chất thải độc hại hoặc các cơ sở xử lý chất thải để được xử lý an toàn và phù hợp với quy định của pháp luật.

Chúng ta cần phải đảm bảo xử lý bình chữa cháy cũ một cách đúng quy trình để đảm bảo an toàn cho mọi người và bảo vệ môi trường.

Trên đây, là bài chia sẻ của chúng mình về việc xử lý bình chữa cháy cũ sao cho đúng cách để giúp bạn đọc tránh được nhiều rủi ro nhất. Hãy lưu lại bài viết và chia sẻ với mọi người xung quanh nhé.

Xem thêm nhiều bài viết về PiSafe Tại đây

Công ty Cổ phần PiSafe

Địa chỉ:  Tòa nhà CTM Complex, 139 đường Cầu Giấy, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam.

Hotline: (+84) 889.969.393 

Email: [email protected]

Nhi Đường Yến